Bí mật các chỉ số chứng khoán giúp nhà đầu tư chiến thắng thị trường

Các chỉ số chứng khoán là số liệu đắc lực giúp các nhà đầu tư lựa chọn được các mã cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng tốt và dễ dàng so sánh các mã cổ phiếu tốt trong cùng ngành. Vậy các chỉ số nào bạn nên quan tâm và các chỉ số đó nói lên điều gì? Cùng Genzvietnam tìm hiểu qua bài viết sau.

Các chỉ số chứng khoán cơ bản

Chỉ số EPS – Lợi nhuận trên một cổ phiếu

EPS (Earning Per Share): là lợi nhuận mà các nhà đầu tư có thể nhận được trên mỗi cổ phiếu.

Là chỉ số cho ta thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp, chỉ số này thể hiện qua số lợi nhuận mà công ty phân bổ trên mỗi cổ phiếu đang được lưu hành. Chỉ số EPS càng cao thì tiềm năng sinh lời của công ty càng lớn

Có 2 loại chỉ số EPS bao gồm:

  • EPS cơ bản: Lợi nhuận cơ bản từ một cổ phiếu trên tổng số cổ phiếu đang được lưu hành
  • EPS pha loãng: Gồm cổ phiếu công ty nắm giữ + trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu sẽ phát hành thêm trong tương lai

EPS cơ bản = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành

EPS pha loãng = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành + Số cổ phiếu sẽ được chuyển đổi

Chỉ số chứng khoán cơ bản

Là một trong 7 tiêu chí CANSLIM, EPS cho ta cái nhìn tổng thể về mức độ tăng trưởng của một mã cổ phiếu. Nếu một công ty có chỉ số EPS tăng đều mỗi năm thì đồng nghĩa với việc công ty ấy có khả năng kinh doanh tốt, hoạch định tương lai rõ ràng, hiệu quả.

Chỉ số P/B – Giá thị trường/Giá trị sổ sách

Chỉ số P/B (Price to Book ratio): Chỉ số thể hiện tỷ lệ giá trị cổ phiếu hiện tại đang lưu hành trên giá trị sổ sách của cổ phiếu đó.

Chỉ số này giúp ta biết được giá cổ phiếu trên thị trường đang cao hơn hay thấp hơn so với giá trị thực của cổ phiếu theo sổ sách doanh nghiệp. Từ đó giúp nhà đầu tư nhận định đúng về giá trị thật và tránh tâm lý FOMO.

P/B = Giá cổ phiếu hiện tại / ((Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành)

Chỉ số chứng khoán cơ bản

So với EPS, chỉ số P/B có mức độ ổn định cao hơn do giá cổ phiếu hiện tại và giá cổ phiếu thực theo sổ sách tại đa phần các doanh nghiệp trên sàn thường lên xuống cùng nhau. Tuy nhiên chỉ số này lại chỉ được tính trên tài sản hữu hình trong khi thực tế các giá trị vô hình lại là yếu tố góp phần lớn tạo động lực tăng lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.

Số liệu sổ sách thường được cập nhật chậm, không có tính linh hoạt, ngoài ra không ít công ty dùng nhiều thủ thuật để thay đổi số liệu sổ sách từ đó khiến chỉ số này giảm đi độ uy tín.

Chỉ số P/E – Hệ số giá trên thu nhập

Chỉ số P/E (Price to Earning ratio): là chỉ số dùng thể hiện tỷ lệ của giá cổ phiếu trên thị trường (Price) so với lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS).

P/E thể hiện việc để có một đồng tiền lời từ cổ phiếu bạn sẽ phải bỏ ra bao nhiêu tiền. Cũng vì thế mà chỉ số P/E thấp sẽ đồng nghĩa giá cổ phiếu này rẻ và ngược lại.

P/E = Giá cổ phiếu hiện tại (Price)/ Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu (EPS)

Chỉ số chứng khoán cơ bản

Ví dụ: Giá cổ phiếu hiện tại ngày 23/5/2024 là 10.000 VND, EPS  đang là 2.000 VND thì P/E sẽ là 5

Tuy rằng P/E là chỉ số rất hữu ích để định giá cổ phiếu, tuy nhiên chỉ số này lại rất dễ bị tác động và thao túng. Vậy nên cần xem xét thật kỹ và cần hiểu rõ chỉ số P/E chung của ngành.

Chỉ số ROE

ROE (Return on Equity): là chỉ số thể hiện tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu.

Chỉ số ROE giúp ta đánh giá được khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn chủ sở hữu. Nó được dùng nhằm so sánh các cổ phiếu cùng ngành với nhau từ đó đưa ra quyết định nên chọn công ty nào.

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu trung bình của cổ đông

Chỉ số chứng khoán cơ bản

Trong đó “Vốn chủ sở hữu trung bình của cổ đông” là số tiền cổ đông mua cổ phiếu lần đầu hoặc các lần công ty phát hành thêm cổ phiếu.

Chỉ số ROE cho ta thấy được độ hiệu quả của doanh nghiệp khi sử dụng vốn. Để biết được mức ROE của doanh nghiệp đang tốt hay xấu bạn cần so sánh với mức ROE trung bình của ngành, chu kỳ vào thời vụ của ngành.

Chỉ số ROA

Chỉ số ROA (Return on Total Assets): Là chỉ số thể hiện tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản.

Tổng tài sản của doanh nghiệp được cấu thành từ 2 yếu tố gồm vốn vay và vốn chủ sở hữu. Theo đó nếu ROA của doanh nghiệp cao đồng nghĩa với công ty tạo ra lợi nhuận cao dựa trên mức đầu tư thấp và ngược lại.

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

Chỉ số chứng khoán cơ bản

ROA của doanh nghiệp càng cao là minh chứng cho việc doanh nghiệp đang sử dụng tài sản của mình rất tốt. Tuy nhiên các nhà đầu tư cũng cần đối chiếu với ROA ngành để có cái nhìn tổng quát. Bởi cũng như ROE, ROA còn tùy thuộc vào các yếu tố tác động như thời vụ, biến động kinh tế, …

Chỉ số Beta – Hệ Số Beta

Chỉ số Beta (Beta coefficient): Là chỉ số dùng để chỉ mức độ biến động, tính rủi ro của cổ phiếu. Chỉ số Beta được tính dựa trên hệ phương sai giữa tỷ suất sinh lời cổ phiếu e và tỷ suất sinh lời của thị trường chia cho phương sai của tỷ suất sinh lời thị trường.

Chỉ số (β) = Cov x (Re, Rm) / Var (Rm)

Chỉ số chứng khoán cơ bản

Trong đó:

  • Cov (Covariance) (Ri,Rm): Hiệp phương sai của tỷ suất sinh lời của cổ phiếu và tỷ suất sinh lời của thị trường.
  • Var (Variance) (Rm): Phương sai của tỷ suất sinh lời của thị trường.
  • Ri: Tỷ suất sinh lời của cổ phiếu
  • Rm: Tỷ suất sinh lời của thị trường chung.

Hiện nay chỉ số Beta thường gần hoặc = 1. Trường hợp chỉ số Beta > 1 thì cổ phiếu của bạn sẽ biến động lớn hơn so với thị trường chung và ngược lại. Cụ thể khi thị trường giảm thì cổ phiếu của bạn sẽ giảm nhanh hơn, thị trường tăng cổ phiếu của bạn sẽ tăng nhanh hơn và ngược lại.

Nhờ vậy các nhà đầu tư có thể dựa vào giá trị này để chọn ra các mã đầu tư an toàn hoặc đầu tư rủi ro.

Một số chỉ số trong chứng khoán quan trọng khác

Tuy rằng 5 loại chỉ số trên khá quan trọng nhưng chúng ta cũng cần biết thêm một số loại chỉ số khác để quá trình phân tích trở nên chính xác nhất như sau:

  • Hệ số thanh khoản: Chỉ khả năng thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn
  • Chỉ số nợ D/E: Chỉ số cho biết tài sản của doanh nghiệp hình thành trên nợ hay vốn chủ sở hữu
  • Cổ tức: Một phần lợi nhuận ròng mà doanh nghiệp sẽ chia cho cổ đông, thường là cổ phiếu hoặc tiền mặt
  • Đáy cổ phiếu: Chỉ số giúp xác định đâu là cổ phiếu tăng/giảm nhiều nhất trong một khoản thời gian
Chỉ số chứng khoán cơ bản

Vai trò của các chỉ số trong phân tích chứng khoán

  • Đánh giá hiệu quả doanh  nghiệp: Hiệu quả đầu tư, sử dụng nguồn vốn, khả năng sinh lời, khả năng quyết định trước các biến động thị trường
  • Dự báo biến động thị trường: Dựa theo các số liệu đang có và kinh nghiệm từ quá khứ ta có thể dự đoán được khả năng tăng giảm của thị trường trong thời gian ngắn. Từ đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả
  • Xây dựng danh mục cổ phiếu tối ưu: Từ các chỉ số trên ta hoàn toàn có thể lựa chọn được các cổ phiếu phù hợp nhất với “khẩu vị” của bản thân. Nhờ vậy mà không chỉ tối ưu được danh mục đầu tư mà còn giúp kiểm soát danh mục này tốt nhất nhằm thu về lợi nhuận cao nhất
  • Chọn ra cổ phiếu tốt nhất ngành: So sánh các chỉ số với nhau giúp nhà đầu tư chọn được cổ phiếu có khả năng sinh lời và mức độ hoàn vốn cao trên thị trường
  • Đo lường mức độ rủi ro: Nhà đầu tư có thể dựa vào các chỉ số để ước lượng những biến động lên xuống của thị trường hoặc ít nhất xác định được mức độ ảnh hưởng của cổ phiếu bản thân đang nắm giữ nếu thị trường biến động

Trước khi quyết định xuống tiền cho một cổ phiếu nhà đầu tư cần phải phân tích rõ ràng, đánh giá kỹ lưỡng. Không chỉ chọn được cổ phiếu có khả năng sinh lời cao mà còn biết được mức độ rủi ro của mỗi cổ phiếu.

Vậy nên đừng bỏ quá các chỉ số chứng khoán cơ bản này để trở thành một nhà đầu tư sáng suốt!

Ấn để đánh giá bài viết!
[Total: 1 Average: 5]
Index