Hướng dẫn tân sinh viên Build PC Back To School tiết kiệm theo ngành học

Để nâng cao thành tích học tập trong năm học mới đặc biệt là các tân sinh viên sau khi đã vượt qua kỳ thi khó khăn. Nếu bạn đã có sự lựa chọn giữa việc Build PC hay mua Laptop thì sau đây, Genzvietnam xin chia sẻ với các bạn tân sinh viên kinh nghiệm Build PC Back To School tiết kiệm nhất, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng nhé!

Xác định rõ nhu cầu sử dụng

Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi Build PC không nên bỏ qua chính là xác định rõ nhu cầu sử dụng.

Genzvietnam-build-pc-back-to-school-2

Nếu bạn chỉ cần một bộ PC đủ khỏe chỉ để thực hiện các tác vụ công việc soạn thảo, xem phim và chơi game nhẹ nhàng phù hợp với các ngành học ngoại ngữ, kinh tế, marketing thì chi phí sẽ giao động từ 10 – 15 triệu đã có thể đáp ứng đủ các yêu cầu học tập và giải trí nhẹ nhàng.

Còn đối với các bạn học sinh có đam mê với các tựa game yêu cầu cấu hình mạnh và phù hợp với các ngành học Công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa, chuyên ngành kỹ thuật,…thì giá sẽ giao động trong khoảng 25 đến 30 triệu. Vì bộ máy của bạn sẽ cần một số linh kiện máy tính chất lượng như Mainboard, CPU,…

Lựa chọn linh kiện khi Build PC theo ngành học

Sau khi đã xác định rõ nhu cầu của bản thân và ngành học của mình, tiếp đến để tiết kiệm chi phí khi build máy tính để bàn, bạn cần lựa chọn linh kiện sao cho phù hợp nhé!

Genzvietnam-build-pc-back-to-school-1

Lựa chọn Mainboad khi Build PC Back To School

Một trong những linh kiện đầu tiên và không thể thiếu chính là Mainboard – Bộ phận cung cấp năng lượng từ nguồn điện (PSU) đến các thành phần như CPU, VGA, RAM. Nếu các tác vụ học tập nhẹ nhàng bạn có thể chọn các dòng Main máy tính Z590 ở tầm giá 3 triệu đồng còn nếu nhu cầu cao hơn bạn hãy chọn ngay các mẫu Z690, Z790.

Chọn CPU nào cho sinh viên khi Build PC học tập và chơi game?

Một bộ máy PC đều rất cần có một bộ não để xử lí các tác vụ, đặc biệt là trong game khi mà nó yêu cầu một tốc độ xử lí rất cao. Tùy vào nhu cầu bạn có thể lựa chọn CPU giữa Intel và AMD sao cho phù hợp với kinh tế của bản thân. Theo mình nếu bạn có thể chọn mua CPU Intel Core i5 hoặc AMD 5 để các tác vụ công việc, học tập và giải trí trở nên mượt mà.

Sinh viên Build máy tính để bàn nên mua RAM nào?

Được biết đến là một trong những linh kiện giúp bạn có thể xử lý các tác vụ học tập và giải trí mượt. Đồng thời, ảnh hưởng lớn đến hiệu năng của máy. Các bạn học sinh – sinh viên có thể chọn 16GB RAM để giảm bớt áp lực cho CPU, từ đó giúp máy chạy trơn tru và mượt mà.

Sinh viên Build máy tính có nên mua Card màn hình không?

Đây là câu hỏi không phải ai cũng có câu trả lời, tùy vào nhu cầu của bản thân mà bạn có thể quyết định có nên mua thêm VGA không. Nhưng nếu bạn học những ngành liên quan đến đồ họa, yêu cầu xử lý các tác vụ nặng như viết Code, lập trình, vẽ kỹ thuật,….Genzvietnam khuyên bạn nên trang bị cho bộ máy của mình Card đồ họa vì đây là một trong những thành phần cực kì cần thiết.

Đặc biệt, khi hiện nay dịp Back To School GEARVN đang có nhiều chương trình khuyến mãi sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí khi Build PC để có thể trang bị thêm các thiết bị ngoại vi Gaming Gear với giá cực kỳ rẻ có thể kể đến như bàn phím máy tính, chuột gaming, tai nghe Bluetooth,….đấy nhé!

Nên mua ổ cứng SSD hay HDD ?

  • HDD: là ổ cứng truyền thống. Với giá thành rẻ, HDD là lựa chọn tốt cho người cần lưu trữ nhiều, tuy nhiên mặt hạn chế của nó là tốc độ khá chậm và khả năng hư hỏng cao hơn.
  • SSD: Gồm 3 loại là SATA, M.2 và Nvme. SSD cho tốc độ truy xuất dữ liệu cao, thường dùng để cài hệ điều hành hoặc các game nặng.

PSU – Nguồn máy tính nào phù hợp với học sinh, sinh viên

Việc cung cấp nguồn điện là điều rất quan trọng. Không có đủ điện sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đến hiệu năng, mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của linh kiện. Vì vậy bạn đừng tiết tiền mà mua những bộ nguồn kém chất lượng nhé. Bạn có thể tham khảo thêm cách chọn nguồn máy tính từ Genzvietnam để có sự lựa chọn hợp lý nhé!

Chọn Case – Vỏ máy tính như thế nào phù hợp

Để một dàn PC trở nên gọn gàng và đẹp đẽ chắc chắn không thể thiếu vỏ case. Tuỳ vào form của mainboard (ATX, Micro ATX…) mà ta lựa vỏ case theo kích cỡ cũng như gu thẩm mỹ của mọi người. Ngoài ra, nếu ai yêu thích RGB cũng có thể lắp thêm quạt, đèn cho case giúp nó trở nên bắt mắt hơn.

Tạm kết

Trên đây là một số kinh nghiệm Build PC cho sinh viên theo ngành học, bạn có thể áp dụng ngay để xây dựng cho mình những bộ máy tính chất lượng đáp ứng được nhu cầu sử dụng chơi game giải trí và học tập. Chúc bạn có những sự lựa chọn và năm học mới thật bùng nổ nhé!

Ấn để đánh giá bài viết!
[Total: 1 Average: 5]
Index