Tiêu chuẩn kép là gì? Tổng quan về tiêu chuẩn kép

Chắc hẳn mọi người thường hay nghe từ “tiêu chuẩn kép”, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về “tiêu chuẩn kép”. Vì vậy bài viết này sẽ có thể cho các bạn biết rõ hơn về “tiêu chuẩn kép” nhé.

Ví dụ: Có một đứa bé chưa lên lớp 1 mà đã đọc viết thành thạo. Nếu là con mình thì sẽ nói “Nó thông minh lắm, nhanh nhạy còn siêng học nữa”, còn nếu là con người khác thì sẽ nói theo kiểu “Trời ơi mới tí tuổi đầu đã bắt nó học làm gì cho lắm, mất cả tuổi thơ của thằng nhỏ”.

Tiêu chuẩn kép là gì?

Là cùng một sự vật, hiện tượng, cùng bản chất nhưng lại có nhận định đánh giá theo nhiều hướng khác nhau, tùy theo cái nào có lợi cho mình, phù hợp với mục đích của mình. Đa số dùng để bao biện hoặc hợp lý hóa cho hành vi của mình, áp đặt lên phía còn lại.

Nguồn gốc và sự phát triển của cụm từ tiêu chuẩn kép (double standard)

Thuật ngữ double standard (tiêu chuẩn kép) đã được sử dụng từ thế kỷ 18 dùng để chỉ sự bất bình đẳng trong việc đối với phụ nữ.

Vào năm 1775, cụm từ “tiêu chuẩn kép” đã được Thomas Paine (triết gia và nhà hoạt động xã hội) sử dụng trong một bài viết nói về phụ nữ đăng trên tạp chí Pennsylvania. Đến năm 1930 ở Mỹ, cụm từ “tiêu chuẩn kép” trở nên phổ biến hơn khi nó được dùng để phản ánh sự phân biệt đối với nam nữ khi đứng trước một vấn đề.

Ở Việt Nam thời gian qua người ta cũng sử dụng nhiều cụm từ “tiêu chuẩn kép” để chỉ sự phân biệt, chẳng hạn như “nhà có cỗ, phụ nữ rửa bát nấu cơm, đàn ông ngồi chơi xơi nước”, hay khi thấy một vụ bạo hành trong mối quan hệ, người đi đường lập tức can ngăn khi thấy người bạn trai đánh bạn gái mình, trong khi đó lại có nhiều người thái độ thờ ơ thậm chí là cười cợt khi sự việc diễn ra ở chiều ngược lại…

Tính hai mặt của double standard trong đời sống

Chúng ta có thể bắt gặp một số tình huống “tiêu chuẩn kép” trong cuộc sống hằng ngày hoặc bất cứ đâu.

ví dụ: Một lời khen với phụ nữ có thể hiểu theo hai cách: sự tán tỉnh vô hại hoặc hành vi quấy rối.

Các bật phụ huynh thường hay mắng con suốt ngày cắm mặt vào điện thoại mà không chú ý đến hành vi của mình, ví dụ như nghiện bia rượu, mua sắm.

Tác hại của tiêu chuẩn kép trong đời sống công sở

Dùng để đánh giá phán xét người khác: ví dụ 2 đồng nghiệp cùng làm chung một việc nhưng vì đồng nghiệp A được bạn yêu mến hơn nên bạn bỏ qua, còn đồng nghiệp B bạn ghét hơn nên bạn cố tình quy trách nhiệm nặng nề hơn cho B. 

Dùng “tiêu chuẩn kép” đẻ đòi hỏi quyền lợi bản thân, khi bạn phạm lỗi thì bạn muốn mọi người phớt lờ và tha thứ ngay. Nhưng khi đồng nghiệp phạm lỗi thì bạn công kích không nguôi và muốn công ty xử lý nghiêm.

Tóm lại, bản chất của tiêu chuẩn kép là lối tư duy thiếu logic mà chỉ dựa vào cảm xúc, hoặc tư duy hướng ra bên ngoài mà không bao giờ chịu xét lại bản thân. Những người tư duy theo tiêu chuẩn kép thường hành xử thiếu công tâm và khoa học dẫn đến khó được nhiều đồng nghiệp và cấp trên. Điều đáng nói là hiện nay rất nhiều người áp dụng “tiêu chuẩn kép” cho những người xung quanh mà không hề biết mình đang bị “tiêu chuẩn kép”.

Trần Tuyết Linh

Ấn để đánh giá bài viết!
[Total: 0 Average: 0]
Index