Stress là gì? Cách đơn giản để vượt qua Stress mới nhất

Mọi người đều đã từng rơi vào tình trạng stress. Những khó khăn trong cuộc sống như về tài chính, các vấn đề sức khỏe, những rắc rối trong các mối quan hệ xã hội, và học tập…. là những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng STRESS. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ để lại nhiều hệ quả tiêu cực về sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta.

Stress

Stress là gì? Cách đơn giản để vượt qua.

Stress là gì?

Stress là một trạng thái thần kinh căng thẳng, bao gồm nhiều yếu tố như vật lý, hóa học và phản ứng của một cá thể đang cố gắng thích nghi với một sự thay đổi hay áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong. Khi gặp tác nhân gây stress sẽ làm cho cơ thể tiết ra hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ, nhịp thở nhanh hơn, nhịp tim tăng lên  đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần.

Triệu chứng

Những triệu chứng của stress rất đa dạng với mỗi cá nhân riêng biệt. Sau đây là một số triệu chứng cơ bản:

Những biểu hiện về cảm xúc

  •  Cảm thấy khó chịu
  •  Cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng
  •  Cảm thấy buồn bã
  •  Cảm thấy chán nản, thờ ơ
  •  Cảm thấy đánh mất giá trị bản thân

Những biểu hiện về hành vi

  •  Nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính
  •  Sử dụng các chất kích thích như rượu hoặc thuốc lá
  •  Xáo trộn các sinh hoạt hàng ngày như ăn uống hoặc giấc ngủ của bạn
  •  Bỏ qua những hành vi thông thường, mất tập trung
  •  Trở nên vô lý trong những quyết định của mình
  •  Hay quên hoặc trở nên vụng về
  •  Luôn vội vàng và hấp tấp
  •  Ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít

Những triệu chứng về thể chất

  •  Đau đầu
  •  Căng hoặc đau cơ bắp
  •  Đau bụng
  •  Đồ mồ hôi
  •  Cảm thấy chóng mặt
  •  Rối loạn tiêu hóa
  •  Khó thở hoặc đau ngực
  •  Khô miệng
  •  Ngứa trên cơ thể
  •  Có vấn đề về tình dục.

Biểu hiện tinh thần

  •  Sa sút trí nhớ 
  •  buồn bã
  •  không vui vẻ
  •  không tập trung được trong công việc học tập
  •  thiếu quyết đoán

Nếu bạn có một số những biệu hiện trên đây, có thể bạn đang trải qua stress cấp tính. Trường hợp stress kéo dài, bạn có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn về mặt sức khỏe như: đau tim, tăng huyết áp, trầm cảm, bị sốc, bị đau nửa đầu, lo âu, bị hen, suy giảm hệ miễn dịch, đau dạ dày và rối loạn giấc ngủ. 

Nguyên nhân Stress

Nguyên nhân 

Thông thường có 4 nguồn gây stress

  • Môi trường bên ngoài: Thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm,..
  • Những căng thẳng từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc phải hoàn thành, các vấn đề tài chính, công việc, các bài trình bày, mâu thuẫn, yêu cầu về thời gian và sự tập trung sức lực vào công việc hay gia đình, mất mát người thân, mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè…
  • Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, ốm đau, không đủ chất dinh dưỡng…
  • Suy nghĩ của các bạn: Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng. Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ: nếu trượt đại học, tương lai của tôi thật mù mịt; Nếu tôi không làm được thì mọi người sẽ cười chê tôi,…

Phương pháp điều trị stress 

Stress nếu không được điều trị có thể dẫn tới biến chứng nguy hại đến sức khỏe như: bệnh rối loạn thần kinh, các bệnh tim mạch, bệnh đường tiêu hóa, sinh lý giảm sút và cơ thể dần dần suy yếu dễ mắc những bệnh truyền nhiễm,… Những phương pháp để phòng ngừa stress hiệu quả

Khi đối mặt với tình trạng stress bạn có thể lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp cụ thể sau đây để làm giảm stress và lấy lại cân bằng trong cuộc sống:

  1. Suy nghĩ tích cực
  • Tự nhủ rằng mình có thể vượt qua
  • Tự nhủ rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn thôi
  • Tự nhủ rằng mình cũng học được điều gì đó
  1. Thay đổi nhận thức
  • Tự nhủ rằng mọi chuyện đã có thể tệ hơn
  • Tự nói với mình rằng chuyện này không có gì to tát
  • Tự nói với mình rằng mọi chuyện cũng không quá tệ
  1. Giải quyết vấn đề
  • Cố gắng nghĩ ra cách giải quyết
  • Hỏi xin ý kiến và sự trợ giúp từ người khác
  • Hành động để giải quyết vấn đề
  1. Điều hòa cảm xúc
  • Cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình
  • Lấy lại bình tĩnh (hít thở, nghe nhạc, đi dạo, v.v.)
  • Kiềm chế và giải tỏa cảm xúc vào lúc thích hợp
  1. Bộc lộ cảm xúc
  • Giải tỏa cảm xúc của mình bằng cách chia sẻ
  • Giải tỏa cảm xúc bằng hoạt động yêu thích
  • Tìm kiếm sự cảm thông, thấu hiểu, và ủng hộ
  1. Chấp nhận
  • Chấp nhận bản thân mình
  • Học cách chấp nhận cuộc sống
  • Chấp nhận mọi chuyện diễn ra theo cách của nó
  1. Sao nhãng
  • Tạm thời nghĩ sang chuyện vui vẻ
  • Tạm thời không nghĩ đến (tập thể thao, đi chơi)
  • Tạm thời tưởng tượng ra điều gì đó vui vẻ, thú vị
  1. Né tránh
  • Cố gắng không cảm thấy những cảm xúc tiêu cực
  • Cố gắng quên đi vấn đề
  • Tránh xa những gì liên quan đến vấn đề

Nếu tình trạng bệnh tệ hơn bạn có thể đến gặp bác sĩ.  Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thay đổi môi trường sống và có thể sẽ kèm theo một số loại thuốc. Những phương pháp kiểm soát và giảm stress hiệu quả.

Nghiên cứu chỉ ra rằng trong những trường hợp mà vấn đề không thể giải quyết được nữa, việc cố gắng thay đổi nó chỉ càng làm tình trạng stress của chúng ta trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, hãy học cách chấp nhận, thay đổi nhận thức, và suy nghĩ theo hướng tích cực đối với sự việc. Bên cạnh đó, bộc lộ và chia sẻ cảm xúc với một ai đó sẵn lòng lắng nghe cũng là một bước cần thiết để những thất vọng, buồn chán, hay uất ức đã dồn nén trong lòng được vơi bớt. Nên đừng chán nản trước những áp lực trong cuộc sống hãy kiểm soát căng thẳng trước khi nó khống chế bạn!

Hữu Hân

Index