Chỉ số EPS là gì? Cách tính EPS và chỉ số bao nhiêu là tốt?

Chỉ số EPS là một trong những chỉ số quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư chứng khoán khi nó có thể giúp đánh giá tình hình hoạt động kinh của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về chỉ số này, cách tính và đánh giá doanh nghiệp qua EPS, cùng Genz Việt Nam tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Chỉ số EPS là gì?

Chỉ số EPS hay Earnings Per Share là loại chỉ số tài chính được dùng để thể hiện mức lợi nhuận trung bình trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp trong một khoản thời gian. Đây là số lợi nhuận sau thuế mà công ty chia cho mỗi cổ phiếu đang được lưu hành trên thị trường.

Chỉ số EPS chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Thuế, số lượng cổ phiếu đang lưu hành, nợ, các khoản thu chi khác.

Chỉ số EPS là gì

Vì sao chỉ số EPS quan trọng?

Giúp đánh giá nhanh cổ phiếu: Với việc thể hiện mức lợi nhuận tạo ra trên mỗi cổ phiếu, nhà đầu tư có thể đánh giá được khả năng sinh lời của công ty trong khoản thời gian sắp tới

Khả năng tăng giá cao: Với việc cho thấy mức lợi nhuận trung bình của mỗi cổ phiếu, EPS thu hút được rất nhiều nhà đầu tư từ đó có thể tăng khối lượng mua vào giúp giá tăng nhanh. Tuy nhiên điều này cũng có thể khiến giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực tế

Đánh giá hiệu quả kinh doanh:  Chỉ số EPS giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng kinh doanh và quản lý của công ty. Trường hợp công ty có EPS tăng cho thấy khả năng quản lý, kinh doanh của công ty có thể tốt hơn cũng như lợi nhuận cũng có thể cao hơn và ngược lại

So sánh giá trị cổ phiếu: Chỉ số EPS giúp nhà đầu tư so sánh giá trị cổ phiếu của các công ty cùng ngành giúp chọn được những công ty tốt nhất của ngành hoặc so sánh các công ty khác ngành để chọn được những công ty nhất nhất thị trường

Dự đoán tương lai: Chỉ số EPS giúp NĐT dự đoán tương lai được tương lai tăng trưởng của một công ty

Chỉ số EPS là gì

Công thức để tính chỉ số EPS là gì?

Công thức cụ thể:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Chỉ số EPS là gì

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã trừ thuế và tất cả các chi phí
  • Cổ tức ưu đãi: Tiền trả cho các cổ đông ưu đãi trước khi được tính toán lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu thường
  • Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: Tổng số cổ phiếu được phân phối trên thị trường của công ty

Ví dụ:

Công ty XXX

  • Lợi nhuận sau thuế: 100 tỷ (VNĐ)
  • Cổ tức ưu đãi: 0
  • Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 100 triệu (cổ phiếu)

Vậy chỉ số EPS của công ty XXX sẽ là:

EPS = (100 tỷ đồng – 0) / 100 triệu cổ phiếu = 1000 đồng/cổ phiếu

Xem chỉ số EPS ở đâu?

Ngoài việc tự tính chỉ số EPS, trên các trang giao dịch cổ phiếu hoặc cung cấp thông tin thị trường cổ phiếu sẽ có các mục thể hiện chỉ số EPS của doanh nghiệp và của ngành. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian tính toán và đảm bảo độ chính xác. Ở đây mình sẽ lấy ví dụ 2 trang: TCBS của Techcombank và Vietstock.

Xem chỉ số EPS trên TCBS

Bước 1: Đăng nhập vào website: https://tcinvest.tcbs.com.vn/.

Bước 2: Tìm mã cổ phiếu bạn cần kiểm tra -> Chọn mã cổ phiếu được liệt kê, tại đây mình sẽ lấy mẫu là cổ phiểu MWG (Thế Giới Di Động).

Chỉ số EPS là gì

Bước 3: Chọn “Phân tích” -> “Chỉ số”, tại đây ta có thể xem chỉ số EPS của mã cổ phiếu bạn muốn.

Chỉ số EPS là gì

Để xem chỉ số EPS ngành ta chọn “Ngành” thay vì mã cổ phiếu đang chọn

Chỉ số EPS là gì

Xem chỉ số EPS trên Vietstock

Vietstock là trang web cung cấp thông tin thị trường và tổng quát về các doanh nghiệp. Ưu điểm chính của Vietstock đó là sự tiện lợi khi không cần tạo tài khoản và đăng nhập để xem thông tin.

Bước 1: Vào website https://finance.vietstock.vn/.

Chỉ số EPS là gì

Bước 2: Bấm vào dấu “tìm kiếm” hoặc phím tắt “Ctrl + K” và nhập mã cổ phiếu hoặc tên công ty -> Chọn mã cổ phiếu bạn cần tìm. Ví dụ ở đây là MWG.

Chỉ số EPS là gì

Bước 3: Bạn có thể xem nhanh chỉ số EPS và những chỉ số khác tại bảng hiển thị. Đây là chỉ số EPS của quý gần nhất.

Chỉ số EPS là gì

Bước 4: Để xem chi tiết bạn cần vào mục “Tài chính” -> “Biểu đồ” hoặc “BCTC tóm tắt”.

Chỉ số EPS là gì

EPS tại mục “Biểu đồ”.

Chỉ số EPS là gì

EPS tại mục “BCTC tóm tắt”.

Chỉ số EPS là gì

Cần lưu ý gì khi sử dụng chỉ số EPS?

  • Đánh giá cùng các chỉ số khác: Chỉ số EPS tuy quan trọng nhưng để có được cái nhìn chính xác, khách quan hơn, bạn cần kết hợp cùng các chỉ số tài chính khác như: P/E (Price-to-Earnings) ratio, ROE (Return on Equity), v.v…
  • Phải làm rõ các yếu tố tạo nên chỉ số EPS của công ty: Chỉ số EPS được tạo thành từ lợi nhuận sau thuế, cổ tức ưu đãi và số lượng cổ phiếu phát hành. NĐT cần phải tìm hiểu kỹ lợi nhuận công ty bao nhiêu, từ nguồn nào, có đúng sự thật hay không để tránh bị thao túng và “úp bô”
  • Đánh giá EPS theo thời gian: Chỉ số EPS có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tạm thời như thị trường, chính sách, xu hướng, v.v… Vậy nên NĐT cần phải xem xét chỉ số EPS hiện tại có đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào hay không để có cái nhìn chính xác
  • Cần xem xét ngành: Mỗi ngành sẽ có một chu kỳ tăng trưởng và các yếu tố ảnh hưởng tăng trưởng khác nhau. Vậy nên xem xét chỉ số EPS của các công ty cùng ngành sẽ có tính chính xác cao. Ngoài ra khi phân tích 1 cổ phiếu, bạn cần xem EPS của công ty ấy có đang quá cao hoặc quá thấp so với ngành hay không. Nếu có thì cần phân tích kỹ lưỡng hơn để tìm hiểu nguyên nhân
  • Lưu ý khi công ty mua lại cổ phiếu: Trường hợp công ty thu mua lại cổ phiếu sẽ giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Điều này sẽ khiến EPS tăng mà không cần tăng lợi nhuận
  • Chỉ số EPS bất thường: Với các công ty có chỉ số EPS không ổn định mà tăng giảm thất thường với biên độ lớn tốt nhất bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng hơn và đọc báo cáo tài chính để tránh bị “lùa”
Chỉ số EPS là gì

Vậy EPS bao nhiêu là tốt?

Sẽ không có mức cho thấy chỉ số EPS nào là tốt, bởi lẽ chỉ số EPS mỗi ngành sẽ có một mức khác nhau. Bên cạnh đó tùy vào mỗi thời điểm mà chỉ số EPS của mỗi ngành sẽ khác nhau do ảnh hưởng bởi kinh tế, chính trị, chu kỳ tăng trưởng ngành, …

Vậy nên chỉ số EPS được xem là tốt khi chỉ số này thuộc top cao khi so sánh với chỉ số ngành và các công ty cùng ngành khác. Từ đó đánh giá khả năng sinh lời của các cổ phiếu này.

Chỉ số EPS một công ty được xem là tốt khi cao hơn và tăng nhanh hơn các doanh nghiệp cùng ngành

Chỉ số EPS là gì

Tuy nhiên như đã đề cập ở trên, bạn cần phải xem thêm các chỉ số khác như: P/E ratio, ROE, ROA, v.v… để đánh giá chính xác nhất tình hình tài chính và tăng trưởng của công ty.

Hy vọng qua bài viết trên các NĐT sẽ hiểu rõ “chỉ số EPS là gì” cũng như cách tính chỉ số EPS. Chúc các bạn đầu tư thành công.

Ấn để đánh giá bài viết!
[Total: 0 Average: 0]
Index