Vì sao nên nâng cấp HDD lên SSD?

SSD và HDD là hai dạng ổ cứng lưu trữ ưa chuộng nhất hiện nay. Tuy nhiên, HDD là chuẩn ổ cứng truyền thống và sở hữu khá nhiều bất cập với nhu cầu sử dụng thiết bị hiện nay so với SSD. Vì vậy, Genz Việt Nam sẽ giải thích vì sao các bạn nên nâng cấp HDD lên SSD ngay sau đây.

Điểm khác nhau giữa HDD và SSD

Là chuẩn ổ cứng lâu đời, HDD (Hard Disk Drive) là dạng ổ cứng lưu trữ dữ liệu sử dụng những cấu tạo cơ học để hoạt động và thực hiện quá trình xử lý. Những ổ cứng HDD thường sở hữu kích thước khá lớn, chiếm diện tích đáng kể trong những bộ PClaptop.

Ổ cứng HDD

Được phát triển ở giai đoạn sau, SSD (Solid State Drive) là dạng ổ cứng lưu trữ dạng rắn sở hữu nhiều cải tiến so với thời của HDD. Không còn là những bộ phận cơ học cồng kềnh, ổ cứng SSD sử dụng bộ nhớ flash và chip lưu trữ flash NAND nhỏ gọn hơn rất nhiều. Ngoài ra, tốc độ xử lý, nhiệt độ hoạt động và điện năng tiêu thụ được cải thiện rất nhiều.

Ổ cứng SSD

So sánh giữa HDD và SSD

HDD (Hard Disk Drive)SSD (Solid State Drive)
Sử dụng các bộ phận cơ học để xử lý dữ liệuSử dụng bộ nhớ flash và chip nhớ để xử lý dữ liệu
Kích thước lớnKích thước nhỏ gọn
Hoạt động ồn àoHoạt động êm ái
Tốc độ xử lý chậmNâng cấp thời gian khởi động thiết bị và tốc độ xử lý
Giá tiền/dung lượng thấpGiá tiền/dung lượng cao 

Vì sao nên nâng cấp HDD lên SSD

Tốc độ xử lý vượt trội

Đây chắc chắn là yếu tố được sử dụng nhiều nhất khi mọi người trả lời cho câu hỏi “Vì sao nên nâng cấp HDD lên SSD”.

SSD không những đem lại cho chúng ta tốc độ xử lý nhanh khi thực hiện các tác vụ với dữ liệu như sao lưu, di chuyển giữa các ổ đĩa. Theo thống kê, thời gian mở tệp của SSD thường nhanh hơn 30% so với HDD.

Tốc độ xử lý vượt trội của SSD so với HDD

Không những tăng tốc các thao tác với dữ liệu, SSD giúp bạn tối ưu thời gian khởi động Windows trên PC và laptop.

Tuổi thọ bền bỉ

Mặc dù sở hữu kích thước nhỏ hơn nhưng SSD sở hữu một độ chắc chắn cùng tuổi thọ bền bỉ khi được đặt lên bàn cân so với ổ cứng HDD. Điều này nhờ vào cấu tạo bên trong, khi của SSD là các linh kiện được hoàn thiện với chất liệu cao cấp, khả năng chống va đập và mài mòn. 

Tuổi thọ của SSD bền bỉ hơn HDD

Còn đối với HDD, các linh kiện chưa được trau chuốt để tạo nên độ hoàn thiện tốt nhất đi kèm với các bộ phận cơ cồng kềnh bên trong như phần đĩa, kim đọc bên trong khiến cho trong quá trình di chuyển, đặc biệt với những laptop sẽ có thể gây tổn hại nhất định đến độ bền của ổ cứng.

Hoạt động êm ái

Như đã đề cập ở trên, ổ cứng HDD hoạt động bằng những bộ phận cơ vì vậy khi hoạt động, ổ cứng sẽ phát ra những tiếng động mà bạn rất dễ nghe được bằng tai. Với SSD, bạn có thể “tạm biệt” những vấn đề ấy, vốn dĩ hoạt động trên bộ nhớ flash và chip nhớ, giúp cho ổ cứng SSD hạn chế được tiếng ồn khi làm việc.

Khả năng hoạt động êm ái của SSD

Không những vậy, khả năng tản nhiệt của SSD cũng thực sự vượt trội so với HDD, điều này giúp cho hiệu suất của ổ cứng được kéo dài và ít gây ảnh hưởng đến linh kiện PC xung quanh đối với PC hoặc ảnh hưởng đến vỏ máy đối với laptop.

Tiết kiệm điện năng

Khả năng tiêu thụ điện của SSD cũng vô cùng ít, các bộ phận hoạt động mà không cần cung cấp nhiều năng lượng. Điều này cực kì hữu ích dành cho những chiếc laptop văn phòng hay laptop sinh viên, giúp cho người dùng có thời lượng sử dụng lâu dài mà không cần đến việc cắm sạc.

Khả năng tiết kiệm điện của SSD

Kích thước nhỏ gọn

Giờ đây, SSD đã xuất hiện trên mọi thiết bị laptop, từ laptop mỏng nhẹ dành cho dân văn phòng đến laptop gaming dành cho những game thủ và người làm việc chuyên nghiệp. Điều này không thể không nhắc đến kích thước, hình dáng của chuẩn SSD.

Kích thước nhỏ gọn của SSD

Không hề sở hữu một thiết kế to bự như HDD, SSD sở hữu bảng mạch nhỏ gọn với các thành phần như bộ nhớ flash, chip nhớ, vi mạch điều khiển và giao diện SATA. Tất cả tạo nên những chiếc SSD có thể lắp cho mọi thiết bị. Điển hình có thể nhắc tới chuẩn SSD phổ biến dành cho PC Gaming như SSD M.2.

Chống dao động điện áp

Tình trạng cúp điện, hết pin khi đang sử dụng laptop hay PC đôi khi xảy ra một cách đột ngột cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho thiết bị gặp tình trạng hư hỏng. Với HDD, điều này có thể khiến cho ổ cứng bị chập dẫn đến mất dữ liệu vừa thao tác. Về lâu dài, ổ cứng HDD phải hoạt động lại từ đầu làm cho bộ phận đĩa quay bị hao mòn một cách nhanh chóng và rút ngắn tuổi thọ.

Chống dao động điện áp của SSD

Với SSD, bộ nhớ flash và chip nhớ sẽ lưu trọn vẹn dữ liệu của bạn nhờ vào những IC thông minh điều chỉnh điện áp để duy trì hoạt động trong tích tắc trước khi ngắt điện. Gần đây, SSD đi kèm với những viên pin giúp duy trì lượng điện lâu hơn để có thể lưu trữ dữ liệu nhiều hơn.

Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu những lý do vì sao nên nâng cấp HDD lên SSD cho thiết bị của chúng ta. Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy để lại cho chúng mình 5 sao ngay ở dưới bài viết và comment lý do bạn nâng cấp HDD lên SSD cho chúng mình cùng biết nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo trên Genz Việt Nam. PEACEEE !

Để lại một bình luận

Index