Sự khác nhau giữa NVIDIA SLI và AMD Crossfire

NVIDIA SLI và AMD Crossfire, 2 công nghệ thường xuyên xuất hiện trong những thông số của những chiếc card màn hình. Vậy thì chính xác đây là gì? NVIDIA SLI và AMD Crossfire khác nhau như thế nào? Genz Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ngay sau đây !

NVIDIA SLI và AMD Crossfire là gì?

NVIDIA SLIAMD Crossfire là công nghệ kết nối hiệu năng giữa 2 hoặc nhiều card màn hình với nhau nhằm tạo nên hiệu năng xử lý đồ họa tốt hơn, hay theo giới các chuyên gia thì công nghệ này được gọi là đa GPU (multi-GPU).

Sự khác nhau giữa NVIDIA SLI và AMD Crossfire

Công nghệ multi-GPU này được phân chia thành 2 dạng hoạt động, bao gồm SFRAFR.

SFR (Split Frame Rendering)

SFR (Split Frame Rendering), đúng với tên gọi thì đây là phương thức chia đều công việc xử lý cho từng chiếc VGA đảm nhiệm, sau đó cách thành phẩm của công việc được tổng hợp lại và render ra màn hình cho người dùng. Cách thức hoạt động này giúp tăng tốc khả năng xử lý với 1 đầu việc, từ đó tối ưu thời gian hoàn thành công việc.

Sự khác nhau giữa NVIDIA SLI và AMD Crossfire

AFR (Alternate Frame Rendering)

Trái ngược với SFR, AFR (Alternate Frame Rendering) áp dụng hình thức làm việc như mô hình thác nước (waterfall methodology). Tất cả các công việc được xử lý lần lượt qua từng chiếc card màn hình và kết quả cuối cùng là những khung hình đã được xử lý. Hoạt động theo dạng này sẽ giúp cho những khung hình được xử lý một cách tối ưu nhất, đem đến hình ảnh đẹp mắt nhất.

Sự khác nhau giữa NVIDIA SLI và AMD Crossfire

Sự khác nhau giữa NVIDIA SLI và AMD Crossfire

NVIDIA SLI

Đối với NVIDIA SLI, yêu cầu để kích hoạt được chức năng này thì bạn sẽ cần trang bị 2 chiếc card màn hình có cùng GPU và dung lượng bộ nhớ. Ví dụ 2 chiếc RTX 3060 với phiên bản bộ nhớ VRAM là 12GB.

NVIDIA SLI

Ngoài ra NVIDIA cũng yêu cầu một cầu nối (VGA Bridge) để kết nối 2 chiếc card lại với nhau. Điều này sẽ giúp cho card màn hình tiết kiệm được những làn PCIe trên mainboard trong việc nâng cấp thêm ổ cứng SSD hoặc VGA. Những cầu nối SLI sẽ hỗ trợ 2 chiếc card kết nối trực tiếp với nhau thay vì phải sử dụng những làn PCIe.

Một số chiếc VGA cao cấp sẽ cần cầu nối SLI HB (High Bandwidth) băng thông cao, vì vậy nếu đang có ý định lắp nhiều GPU hãy kiểm tra kỹ thông số kỹ thuật của chiếc card màn hình.

AMD Crossfire

Đến với AMD, những điều kiện để sử dụng công nghệ multi-GPU đơn giản hơn rất nhiều. Đó là chỉ những VGA kết hợp cần chung 1 thế hệ, ví dụ như 1 chiếc RX6600 có thể kết hợp với những chiếc VGA cùng thế hệ 6000 series như 6500/6500 XT, 6600/6600 XT và 6700/6700 XT. 

AMD Crossfire

Và một điều quan trọng nữa là, AMD Crossfire sẽ không cần cầu kết nối VGA như NVIDIA. Đây chắc chắn là một lợi thế cực kì lớn của AMD mang tới cho những người dùng chuyên nghiệp khi muốn build PC.

Tác dụng khi sử dụng NVIDIA SLI và AMD Crossfire

Với khả năng kết hợp multi-GPU của 2 công nghệ từ NVIDIA và AMD, hiệu năng xử lý hình ảnh sẽ được cải thiện cực kì nhiều, đặc biệt với những tựa game AAA và công việc liên quan đến đồ họa chuyên nghiệp. Tuy nhiên không phải tựa game nào cũng được hỗ trợ vì các nhà phát triển sẽ cần thời gian để tối ưu và áp dụng mã hóa vào tựa game của mình. Một số tựa game thậm chí còn bị tụt giảm hiệu suất khi sử dụng nhiều GPU.

Bạn có thể tham khảo danh sách các tựa game tương thích với:

  • NVIDIA SLI tại đây (https://www.gpumag.com/best-games-that-support-sli/).
  • AMD Crossfire tại đây (https://www.pcgamingwiki.com/wiki/List_of_games_that_support_Crossfire).

Vấn đề khi sử dụng NVIDIA SLI và AMD Crossfire

Một điều dễ gây hiểu nhầm với người dùng là khi sử dụng cùng lúc nhiều card màn hình thì khả năng xử lý sẽ tăng lên gấp bội, đặc biệt là dung lượng VRAM. Vì vậy đừng hiểu nhầm chuyện bạn đang chơi game với 100 FPS thì khi lắp thêm 1 chiếc card màn hình thì tốc độ khung hình sẽ lên 200 FPS, đó là điều không thể khi sử dụng NVIDIA SLI và AMD Crossfire. Thay vào đó, hệ thống sẽ ghi nhận dung lượng RAM của chiếc card màn hình yếu hơn. Cụ thể, khi bạn kết hợp 2 chiếc card màn hình bao gồm 1 chiếc 8GB và 1 chiếc 6GB thì hệ thống sẽ áp dụng 6GB RAM cho hiệu năng xử lý của toàn bộ máy.

Vấn đề khi sử dụng NVIDIA SLI và AMD Crossfire

Vấn đề cuối cùng đó là liên quan đến độ trễ. Sau khi đáp ứng đủ những tiêu chí trên thì giữa những chiếc card màn hình sẽ cần thời gian để kết nối khả năng xử lý với nhau. Chính vào lúc đó, một số lỗi vặt có thể xảy ra như giật/lag khung hình, đứng hình,… Nguyên nhanh đến từ khả năng tối ưu hóa hiệu năng của 2 chiếc card sao cho cân bằng với nhau nhất có thể, khiến cho tình trạng hoạt động không được ổn định.

Khi nào nên sử dụng NVIDIA SLI và AMD Crossfire?

Nhắc tới khả năng multi-GPU trên NVIDIA SLI và AMD Crossfire, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ đến ngay hiệu năng xử lý của card màn hình sẽ được nâng cấp gấp bội. Đây cũng chính là một trong những lợi ích mà 2 công nghệ này đem đến cho người dùng. Vì vậy những công việc liên quan đến đồ họa ở cấp độ chuyên nghiệp như dựng phim, tạo dựng hình ảnh 3D,… sẽ là ưu tiên sử dụng công nghệ này.

Nếu bạn chuẩn bị nâng cấp card màn hình thì hãy lưu ý việc tận dụng chiếc card cũ của mình cho bộ máy trong tương lai. Hoặc để thể hiện sự “đẹp trai” của mình, bạn cũng có thể trang bị cho dàn máy để đẩy hiệu năng lên mức tối đa.

Vậy là Genz Việt Nam đã giải đáp cho các bạn về sự khác nhau giữa NVIDIA SLI và AMD Crossfire cùng những vấn đề liên quan đến multi-GPU. Còn những thông tin nào mà bạn muốn tìm hiểu thêm về công nghệ này không? Đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới đây để chúng mình cùng nhau giải đáp nhé.

Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo trên Genz Việt Nam. PEACE !

Ấn để đánh giá bài viết!
[Total: 0 Average: 0]

Leave a Reply

Index